Tìm kiếm
Hotline
  • 097 950 9999
    0989 135 967

Liên kết
Thống kê
  • Online: 3
  • Số lượt truy cập: 20364668
VĂN HOÁ - VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Văn hoá doanh nghiệp và nghệ thuật giao tiếpLàm thế nào để nhân viên luôn đồng lòng chung sức, nhiệt huyết vì lý tưởng hay mục tiêu chung của doanh nghiệp, công ty, tập đoàn?

 

Tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp không phải là con người mà là “Đội ngũ”. Con người thì doanh nghiệp nào cũng có, nhưng “đội ngũ” thì không phải doanh nghiệp nào cũng có.

“Nghiệp vụ văn phòng, kỹ năng giao tiếp” là yếu tố cấu thành nên “đội ngũ” của doanh nghiệp.

Hay nói cách khác là không có Nghiệp vụ, kỹ năng và đội ngũ thì không cótài sản quý giá của doanh nghiệp.

Theo mô hình quản trị của Trung tâm đào tạo và phát triển về quản lý là: Lãnh đạo= Chiến lược + đội ngũ (trong đó Đội ngũ = con người + hệ thống + nghiệp vụ, kỹ năng).

Văn hoá, văn hoá doanh nghiệp là công cụ không thể thiếu trong quản lý, điều hành, bất kỳ đó là quản lý, điều hành một doanh nghiệp, một cơ quan hay một tập đoàn.

Người ta không thể quản lý điều hànhtôt mà không thể sử dụng công cụ văn hoá.

Người ta luôn sử dụng “pháp luật” và “văn hoá xã hội” như hai công cụ quan trọng để quản lý một quốc gia. Và cũng tương tự, người ta có thể sử dụng “quy chế”, và “văn hoá doanh nghiệp” để quản lý, điều hành doanh nghiệp, cơ quan hay tập đoàn.


Chuyên đề 1
: Tổng quan về Văn hoá, văn hoá doanh nghiệp

1.       Khái niệm văn hoá, văn hoá doanh nghiệp

2.       Văn hoá tổ chức là gì? Văn hoá ngành là gi? Văn hoá tổ chức là gì?

3.       Văn hoá kinh doanh là gì? Văn hoá lãnh đạo là gì?

Chuyền đề 2: Vai trò và lợi ích của văn hoá doanh nghiệp

1.       Vai trò và lợi ích của VHDN đối với doanh nghiệp, ý nghĩa của “văn hoá” trong “quản lý điều hành”.

2.       Ý nghĩa của “văn hoá doanh nghiệp” trong “quản lý công ty”

Chuyên đề 3: Cấu thành của văn hoá doanh nghiệp, xây dựng VHDN hay thay đổi VHDN?

Tầng bề mặt của VHDN, Hành vi/ hành xử của nhân viên, Hiểu về thực tế “VHDN” hiện nay của công ty, Cách thức xây dựng (xây dựng cái mới) hay thay đổi (thay đổi cái cũ) văn hoá của một doanh nghiệp.

Trao đổi, thảo luận, giải đáp một số kinh nghiệm nghiệp vụ của giảng viên với học viên.

Giảng viên: Nguyễn Văn Hậu – Trưởng Bộ Môn Kỹ Thuật Hành Chính Học Viện Hành Chính Quốc Gia – Uỷ Viên Hội Đồng Khoa Học Hành Chính

15:47' 25/5/2007