Tìm kiếm
Hotline
  • 097 950 9999
    0989 135 967

Liên kết
Thống kê
  • Online: 5
  • Số lượt truy cập: 20364654
PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

Làm sao để số tiền mà mình dành dụm và tiết kiệm được (dù ít hay nhiều) không trở thành “tiền chết” mà nảy nở một cách an toàn và chính đáng?Đây là câu chuyện ở góc độ vi mô và cũng là nỗi trăn trở hàng ngày của hầu hết mọi người dân.



        Làm sao để có thể huy động được một khối lượng vốn đầu tư khổng lồ nhằm đáp ứng cho “cơn khát vốn” của một nền kinh tế đang trỗi dậy như Việt Nam? Đây là câu chuyện ở góc độ vĩ mô và là nỗi trăn trở của cả một nền kinh tế quốc gia.

Vậy liệu hai câu chuyện, hai nỗi trăn trở trên khả năng cùng có một câu trả lời, một đáp án? Trên thực tế câu chuyện thứ hai vốn dĩ cũng có rất nhiều giải pháp.Một là Nhà nước bỏ vốn ra để đầu tư, nhưng nguồn này không nhiều (dù đó là một nước giàu); Cách nữa là thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài (hiện nay mỗi năm Việt Nam cũng chỉ huy động được khoảng mấy tỷ USD từ nguồn này, trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho Việt Nam lại lên đến con số,hàng trăm hàng ngàn tỷ USD); Nhưng cách quan trọng nhất (trong số nhiều cách), và cũng là để giải quyết cho câu chuyện thứ nhất ở trên, chính là huy động nguồn vốn từ trong dân.

Tiền nhàn rỗi trong dân có thể được ví như một “mỏ tiền”vĩ đại nhất và quan trọng nhất đối với bất cứ một nền kinh tế nào.Tất nhiên, chẳng ai có thể ước lượng được một cách chính xác số tiền nhàn rỗi ở trong dân hiện là bao nhiêu, nhưng con số này có thể lên tới hàng ngàn tỷ USD.

Ở nước ta trong khi nền kinh tế đang “khát vốn”thì “mỏ tiền” này phần lớn vẫn hầu như bất động, và người dân thì vẫn lặng thầm với nỗi trăn trở vì tiền mãi để trong “túi” mà chẳng có cách làm “tiền đẻ ra tiền”.

Từ trước đến nay, hệ thống các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng đã vốn là “cái khoan” tương đối hữu hiệu để khoan cái “mỏ tiền” trong dân.Tuy nhiên, với cơ chế hoạt động của ngân hàng thì cũng chỉ huy được một lượng vốn không lớn lắm từ trong dân, tức là nó chỉ mới khoan được phần nổi của cái “mỏ tiền”này vẫn còn nhờ đến cái khoan khác “sắc” hơn và hiệu quả bội phần hơn.

Thời gian gần đây, Ở nước ta, thị trường chứng khoán đã bắt đầu phối hợp cùng các công ty cổ phần để trở thành một thiết chế đặc biệt, thiết chế này chính là cái khoan đặc biệt để có thể huy động “từng đồng xu cắc bạc” từ cái “mỏ tiền” nhàn rỗi trong dân.Sức sống của thiết chế này cũng thể hiện sức sống của một nền tài chính, nền kinh tế.

Ở các nước phát triển, nhờ có một thị trường chứng khoán phát triển và một hệ thống công ty cổ phần đa dạng, cùng với sự hiểu biết sâu rộng của dân chúng về chứng khoán, mà họ đã huy động được gần như mọi nguồn tiền trong dân để đầu tư trở lại cho nền kinh tế nhằm phát triển kinh tế. Ở những quốc gia này,nhà nhà tham gia đầu tư chứng khoán, người người tham gia đầu tư chứng khoán. Qua đó, mỗi người dân mỗi nhà đầu tư cũng sẽ có cơ hội để trở  nên giàu có hơn và nền kinh tế quốc gia cũng hùng mạnh hơn nhờ có nhiều vốn hơn cho đầu tư phát triển.

Trong khi ở những nước phát triển,tham gia vào thị trường chứng khoán dường như đã trở thành thói quen của cả xã hội thì ở nước ta, thói quen “ăn chắc mặc bền” vẫn chi phối tâm lý đa số người dân.Một số ít người đã có gan tự lập doanh nghiệp để kinh doanh và mua bán bất động sản…Đa phần còn lại chỉ biết giữ tiền trong túi cho chắc, cùng lắm là gửi vào ngân hàng (với lãi suất tiền gửi không cao), chứ không tự kinh doanh và cũng không dám đưa cho người khác kinh doanh hộ. Hơn nữa, thị trường chứng khoán Việt Nam còn đang trong quá trình vừa định hình, vừa phát triển, nên càng làm cho những nhà đầu tư tiềm năng này trở lên đa nghi và đề phòng hơn.

Nền tài chính của một quốc gia có thể được xây dựng và trở lên hùng mạnh khi hầu hết mọi người dân của quốc gia đó có ý thức đầu tư và sẵn sàng đầu tư (nếu có tiền nhàn rỗi). Và nền an ninh của nền tài chính quốc gia chỉ thật sự có được khi từng nhà đầu tư trên thị trương biết cách bảo vệ an ninh tài chính cho chính mình.Nói cách khaki, an ninh của nền tài chính quốc gia cũng tùy thuộc rất nhiều vào sự khôn ngoan cũng như sự hiểu biết của từng nhà đầu tư.

Vậy, làm sao để từng người dân, từng người giữ mỏ hay còn gọi là những “tay hòm chìa khóa” sẵn sàng dùng tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư vào nền kinh tế thông qua việc tham gia TTCK? Làm sao để mỗi người dân hiểu được rằng,bằng việc đầu tư vào nền kinh tế  thông qua chứng khoán,từng đồng tiền nhàn rỗi của mình vừa có thể có cơ hội để góp phần vào sự phát triển chung của cả nền tài chính,cũng như nền kinh tế quốc gia? Làm sao để an ninh của nền tài chính quốc gia thì được bảo đảm và tiền của các nhà đầu tư thì được sinh lợi?...

Với những trăn trở như trên, cùng với mong muốn được phổ cập kiến thức chứng khoán cho mọi người dân có nhu cầu chương trình đào tạo : “Kiến thức nền tảng về đầu tư chứng khoán” của DTB ra đời. Tất cả những nhà đầu tư chuyên hay không chuyên;đã đang hay sẽ “chơi” chứng khoán đều có thể tham gia để được trang bị những kiến thức nền tảng nhất về kinh doanh và đầu tư chứng khoán. Qua chương trình này,DTB mong muốn góp phần giúp bạn trở thành những người đầu tư chứng khoán “khôn ngoan” hơn, hiểu biết hơn. Dẫu “chơi” chứng khoán chỉ là “ghề tay trái” nhưng vẫn có cơ hội để hái ra tiền” và hạn chế tối đa tình trạng “chết vì thiếu hiểu biết”.

Để biết thêm chi tiết và nhận tài liệu giới thiệu về chương trinh ,vui lòng liên hệ Bộ Phận Tư Vấn Đào Tạo của DTB (Ưu đãi dành cho học viên đăng ký và đóng phí sớm).

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

 

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ HÀ NỘI

Địa chỉ: 301 Nguyễn Trãi– Thanh Xuân- Hà Nội

ĐT: (04) 35578199 ; (04) 35574531 ; DĐ:0979509999/ 0977656600 ; Fax: (04) 5572406

Email: edu@dtb.com.vn ; Website: www.dtb.com.vn

 

 

11:34' 24/5/2007