Kỹ Năng Ra Quyết Định - Các phương pháp ra quyết định
1. Phương pháp độc đoán
- Phương pháp độc đoán là khi bạn tự quyết định hoàn toàn và sau đó công bố cho nhân viên.
Khi bạn ra một quyết định không được ưa thích bạn có thể cố gắng thuyết phục nhân viên về quyết định này, mà không đề nghị đối thoại hoặc thử thách
Ưu điểm
- Thuận lợi đối với quyết định theo chuẩn.
Nhược điểm
- Công việc liên quan đến 1 người.
2. Phương pháp phát biểu cuối cùng
- Trong phương pháp phát biểu cuối cùng bạn cho phép nhân viên thảo luận và đề nghị giải pháp cho vấn đề.
- Bạn có thể lưu ý hoặc không lưu ý đến những đề nghị này khi ra quyết định.
- Bạn có thể cho phép tình huống được thảo luận theo cách thật cởi mở nhưng ở cuối cuộc thảo luận bạn tự ra quyết định.
Ưu điểm
- Sử dụng một số nguồn lực của nhóm.
- Cho phép một số sáng kiến
Nhược điểm
3. Phương pháp nhóm tinh hoa
- Phương pháp nhóm tinh hoa có sự tham gia của bạn và ít nhất một người khác vào việc ra quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của những người khác.
- Bạn tranh luận và đưa ra giải pháp, đưa ra quyết định và trình bày quyết định cho số nhân viên còn lại.
- Bạn thậm chí có thể thảo luận về cơ sở của quyết định của bạn trước các nhân viên.
Ưu điểm
- Phát triển nhiều ý tưởng.
Nhược điểm
4. Phương pháp cố vấn
- Phương pháp cố vấn đặt bạn vào vị trí của người cố vấn. Bạn có thể đưa ra một quyết định ban đầu thăm dò và trình bày quyết định này cho nhóm để thảo luận và thu thập dữ liệu Bạn xem xét cẩn thận và cởi mở ý kiến của nhóm trước khi ra quyết định.
- Thường bạn sẽ đi tới quyết định đầu tiên và trình bày quyết định này trước nhóm để thảo luận. Bạn phải có đầu óc cởi mở và cho phép chính bạn thay đổi do những lý lẽ mà nhân viên đưa ra. Bạn cũng cho phép người khác cải tiến một cách chi tiết quyết định ban đầu của bạn hoặc, ngược lại, đưa ra đề nghị và ủng hộ cho các quan điểm khác. Quyết định cuối cùng là do bạn đưa ra, có xem xét cẩn thận và một cách cởi mở các quan điểm khác.
Ưu điểm
- Sử dụng nguồn lực cả nhóm.
- Phát triển nhiều ý tưởng.
Nhược điểm
5. Phương pháp luật đa số
- Phương pháp luật đa số có sự tham gia của mọi thành viên của nhóm trong quá trình ra quyết định bằng cách cho phép mỗi thành viên có một lá phiếu bình đẳng.
- Nhóm biểu quyết về việc chọn quyết định nào.
- Quyết định nhận được từ đại đa số phiếu sẽ thắng và trở thành quyết định cuối cùng.
Ưu điểm
- Cho phép kết thúc các cuộc thảo luận.
Nhược điểm
- Quyết tâm trong toàn nhóm không cao.
6. Phương pháp nhất trí
- Phương pháp nhất trí có sự tham gia của toàn thể nhân viên vào việc ra quyết định. Một quyết định không thể đạt được cho tới khi toàn bộ nhân viên đồng ý về một quyết định nào đó. Phương pháp này có thể đưa ra một quyết định có chất lượng cao do đầu vào lớn mạnh và phong phú, nhưng có thể tốn nhiều thời gian. Nhất trí là một phương pháp quyết định để sử dụng hết nguồn lực sẵn có của nhân viên và để giải quyết một cách sáng tạo những xung đột và các vấn đề chủ yếu.
- Nhất trí rất khó đạt được vì mọi thành viên của nhóm phải đồng ý trên quyết định cuối cùng. Sự nhất trí hoàn toàn không phải là mục tiêu bởi vì rất hiếm khi đạt được, nhưng mỗi thành viên của nhóm nên sẵn sàng chấp nhận ý kiến của nhóm trên cơ sở tính hợp lý và tính khả thi. Khi mọi thành viên của nhóm đều chấp nhận thì bạn đã đạt tới sự nhất trí, và sự đánh giá này có thể được xem như là quyết định của nhóm. Thực vậy, điều này có nghĩa là một người đơn độc nếu cần thiết có thể cản trở nhóm vì không chắc rằng mọi chi tiết đều được mọi người hoàn toàn chấp nhận. Việc biểu quyết là không được phép. Trong việc ra quyết định dựa vào sự nhất trí đích thân bạn phải tin chắc quyết định là quyết định đúng đắn và đồng ý đi theo quyết định này.
Ưu điểm
Nhược điểm
- Các thành viên phải có kỹ năng, làm việc theo ê kíp cao
11:25' 1/2/2010