TỔNG QUAN HỆ THỐNG
Ý NGHĨA VÀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG
Ý nghĩa thực tiễn của việc áp dụng Hệ thống Quản lý Tài sản – DPM
Đối với bất cứ một cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào, trong quá trình tồn tại và phát triển không thể tách rời yếu tố tài sản. Tài sản là phần hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Đó là kết quả của quá trình đầu tư, mua sắm, là cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh và là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hiện nay, tại nhiều nước phát triển trên thế giới, việc quản lý tài sản được xem là một mảng công việc quản lý rộng và chuyên sâu. Điều này rất quan trọng đối với những công ty lớn có nhiều nhà máy. Trong khi đó tại Việt Nam phần lớn các nhà quản lý vẫn quan niệm quản lý tài sản là một phần của chức năng tài chính-kế toán. Về cơ bản, doanh nghiệp nào cũng có yêu cầu về quản lý tài sản, tuy nhiên hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều quản lý tài sản “chết”, tức là khi sự cố xảy ra rồi thì chủ doanh nghiệp mới biết sự cố xảy ra và ở khâu nào. Bên cạnh đó, mặc dù hàng tháng doanh nghiệp vẫn nhận báo cáo về chi phí tiêu hao, biết rằng trong đó có những chi phí bất hợp lý, nhưng không có cách nào để hạn chế. Quản lý tài sản cần phải được hiểu theo ngôn ngữ quốc tế. Trên thế giới vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý ngày càng phổ biến như ERP (Enterprise Resource Planning), EAM (Enterprise Asset M-90anagement) hay CMMS (Computerised Maintenace Management Systems)... Không những thế, những hệ thống quản lý mới này liên tục cập nhật và đưa vào giảng dạy ở các trường đại học. Vấn đề căn bản và cũng là mục tiêu của quản lý tài sản là làm sao khai thác triệt để những tài sản mà họ đã đầu tư nhằm đem lại lợi nhuận tối đa có thể.
Trong quản lý tài sản, thực thể biểu thị cho tài sản là thiết bị, cấu phần của thiết bị, hệ thống dây chuyền sản xuất, vận tải, hoặc có thể là trung tâm chi phí nhà xưởng, bộ phận, phòng ban quản lý... là tất cả những gì mà doanh nghiệp muốn theo dõi về các hoạt động vận hành, bảo trì bảo dưỡng hoặc theo dõi kiểm soát về chi phí đã - đang - và dự đoán sẽ xảy ra.
Phần cốt lõi của quản lý tài sản là hoạt động bảo trì nhằm bảo đảm cho thiết bị vận hành tốt nhất. Nâng cao độ tin cậy của thiết bị, giảm thời gian ngừng máy để hệ thống sản xuất luôn ở trong tình trạng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nói cách khác, đây chính là vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh. Với những công ty lớn có nhiều nhà máy, hoạt động bảo trì hàng ngày của họ là cần phải sửa chữa, bảo trì hàng ngàn thiết bị nên cần hàng triệu vật tư phụ tùng từ hàng trăm nhà cung cấp và cần hàng ngàn giờ lao động với nhiều kỹ năng khác nhau và hàng triệu trang tài liệu hướng dẫn sửa chữa thì vấn đề bảo đảm cho cả hệ thống vận hành tốt cần phải hỗ trợ của máy tính, của các giải pháp phần mềm, sự tự động hoá sẽ giúp hạn chế những sai sót của con người có thể xảy ra. Chính vì vậy, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng các phần mềm quản lý tài sản để thực hiện tốt công việc này.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quản lý tài sản, cũng như hiểu rõ một điều tài sản vốn chẳng tự nhiên mà có, nếu không quản lý tốt có lẽ chúng không được gọi là tài sản. Công ty Giải pháp phần mềm DSS chúng tôi đưa ra 1 giải pháp quản lý bằng công nghệ phần mềm rất hiệu quả và có tính ứng dụng cao, đã được triển khai tại nhiều đơn vị kinh doanh. Hệ thống này có thể giải quyết được 1 cách hiệu quả, tối ưu nhất bài toán quản lý tài sản (Bảo quản và nâng cao tuổi thọ tài sản, kiểm soát tình hình sử dụng...) nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả đầu tư, mua sắm, tránh lãng phí và giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh. Giúp cho những nhà quản lý biết được mình hiện có những gì, hiện đang nằm ở đâu, ai chịu trách nhiệm quản lý, thiết bị, tài sản đó ở trong tình trạng như thế nào, khi nào cần sửa chữa, thay thế, cái nào nên bán, cái nào nên thanh lý, nên bỏ… và có thế dùng những thông tin đó vào mục đích quản lý chung, hoặc cũng có thể biến những thông tin đó ngược lại “thành tiền”…
17:49' 28/5/2007